Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục và bảng chữ cái tiếng việt mới cải cách đang khiến các bậc phụ huỵnh băn khoăn lo lắng; khiến dư luận xôn xao trên diễn đàn, mạng xã hội.
Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục và bảng chữ cái tiếng việt mới cải cách
Mạng xã hội đang lan truyền khá nhiều đoạn clip ghi lại cảnh học sinh tiểu học tập đọc; trong đó, thay vì đọc những chữ cái hay những từ thì các bé chỉ tay vào những biểu tượng hình tròn, hình vuông, hình tam giác… để đọc.
Theo đoạn clip ghi lại ở một lớp học, cô giáo dạy học sinh tiểu học đọc hai câu thơ “Tháp Mười đẹp nhất bông sen/Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ”. Tuy nhiên, thay vì viết bằng chữ lên bảng; cô giáo chỉ vào hai dòng gắn hình tròn ở trên bảng rồi học sinh đọc theo.
“Mỗi một tiếng cô thay bằng một vật thật; mỗi một vật thật cô lại thay bằng một mô hình hình vuông. Hai câu ca này đã được ghi lại bằng các mô hình hình vuông”; vừa giảng cô giáo vừa chỉ vào hai hàng hình vuông vẽ sẵn trên bảng.
“Chúng mình được đọc ở trên vật thật, được đọc ở trên mô hình tiếng, bây giờ cả lớp mình sẽ cùng đọc trong sách giáo khoa. Các bạn chú ý, mỗi một tiếng được ghi lại bằng một mô hình. Khi đọc, ngón trỏ tay phải chúng mình chỉ đến đâu đọc đến đấy”; cô giáo giảng trong đoạn clip được ghi lại.
Trong cuốn sách giáo khoa mà cô giáo dùng dạy học sinh đọc, dưới mỗi câu thơ, bài đồng dao, là những hình vuông, hình tròn. Cụ thể, ở bài đồng dao “Bống bống bang bang/Lên ăn cơm vàng/Cơm bạc nhà ta”; dưới phần chữ là 12 hình tròn màu xanh, sắp xếp 4 hình trong một hàng.
Xem thêm: Cho thuê quảng cáo Billboard – Pano – Trivision ở Quảng Ninh
Ý kiến của giới chuyên môn về cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục
Nhà giáo Phạm Toàn, thuộc Nhóm làm sách Cánh Buồm-một bộ sách 36 cuốn cho 6 lớp tiểu học; vào ngày 29 tháng 8, phổ biến một bài viết với mục đích để mọi người cùng hiểu cách tổ chức học sinh lớp 1 học tiếng Việt.
Trong bài viết với tựa đề “Hạnh phúc nhọc nhằn với Tiếng Việp lớp Một”; Nhà giáo Phạm Toàn trình bày chi tiết có hai cách học để biết đọc biết viết tiếng Việt; đó là “đánh vần theo chữ” và “theo ngữ âm”. Nhà giáo Phạm Toàn nhấn mạnh sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” bị ồn ào chê trách về cách đánh vần ba chữ “c”, “k” và “q” đều đọc là /cờ/; nhưng không gọi tên chung cho cả ba chữ là chữ “cờ”. Nhà giáo Phạm Toàn giải thích đó là cách học theo đường lối ngữ âm học. Và qua phần diễn giải rất cụ thể về cách học theo ngữ âm trong bài viết; Nhà giáo Phạm Toàn tin rằng những ai ứng dụng theo hướng dẫn trong bài viết của ông thì dễ dàng dạy con em ở gia đình biết đọc biết viết nhanh; và chắc chắn tiếng mẹ đẻ.
Trong khi đó, Tiến sĩ Trần Văn Hải, một cựu giáo viên thuộc ngành tâm lý ngữ học; cho rằng cách đánh vần trong bộ sách “Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục” được biên soạn mang tính áp đặt và không đạt tiêu chuẩn; vì không đánh vần bằng âm. Từ Hoa Kỳ, Tiến sĩ Trần Văn Hải nói với RFA:
“Ở Việt Nam hiện nay, những người này họ lầm lẫn giữa hai lãnh vực là tiếng nói và chữ viết: tiếng nói đi trước và chữ viết đi sau. Ngữ âm không phải là điều mới mẻ; mà từ trước đến nay thì lúc nào người ta cũng dựa vào cách phát âm của tiếng nói đặc thù của một dân tộc; rồi người ta tìm những ký hiệu (mẫu tự) để dùng làm biểu tượng cho các âm mà được phát ra từ tiếng nói đó để dạy cho trẻ em vừa nói và viết. Họ nói là đánh vần theo âm. Nhưng nói như vậy thì mẫu tự tiếng Việt dùng để làm gì?”
Xem thêm: Làm biển quảng cáo uy tín ở Quảng Ninh
Mặc dù vậy, Thầy giáo Chu Mộng Long cho biết khi ông xem trang hướng dẫn cách đánh vần của sách giáo khoa này; thì ông “tá hỏa vì một số chỗ sai nghiêm trọng, phản khoa học”. Một trưng dẫn với 3 chữ “r”, “d” và “gi” cùng đọc là /dờ/; Thầy giáo Chu Mộng Long phân tích nếu dựa vào thực tiễn ngôn ngữ, có thể xem chữ “d” và chữ “gi” cùng âm đọc thì chấp nhận được; nhưng nhập phụ âm “r” (âm xát-rung) vào đó để đọc cùng âm “dờ” thì không được. Thầy giáo Chu Mộng Long nhận định đánh vần theo ngữ âm học chưa hẳn giúp ích gì cho việc viết đúng quy định chính tả; nếu không khéo còn đẩy trẻ em từ chỗ đơn giản rơi vào phức tạp. Chúng tôi xin được trích nguyên văn ông nhận xét:
“Sách tiếng Việt lớp 1 công nghệ giáo dục đã lựa chọn nửa nạc nửa mỡ (nửa tuyến tính nửa phi tuyến tính); dẫn đến lú lẫn hơn là phục vụ cho mục đích nhận diện chữ viết để viết đúng chính tả. Kể cả việc bắt trẻ em trình độ lớp Một phải nhận diện một cách khoa học vấn đề âm vị học cũng không cần thiết.”
Lý giải cách đọc vuông tròn đang gây tranh cãi
GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình; sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông mới cho biết: “Cách đọc chữ “ô vuông, tam giác” là cách dạy của cuốn sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ Giáo dục của GS. Hồ Ngọc Đại.
Cách dạy này của GS. Đại đã đưa vào thực tế; thực nghiệm ở một số trường cách đây mấy chục năm chứ không phải mới. Có thể đây là lứa phụ huynh mới nên thấy ngạc nhiên với cách dạy này”.
Theo GS.TS Nguyễn Minh Thuyết, mấy bài đầu; GS. Đại có chủ trương để học sinh học cách tách lời nói thành các tiếng; để học sinh hiểu cách đọc lời thơ đó chứ học sinh chưa phải học cách đánh vần, học chữ. Khi đó, trẻ sẽ hình dung mỗi ô vuông; tam giác là khối chữ trên trang sách. Trẻ sẽ không đọc thừa chữ, thiếu chữ.
“Phương pháp này còn giúp trẻ tập đếm, với thơ lục bát trên 6 chữ, dưới 8 chữ, trẻ sẽ qua đó tập đếm.”
Ông nhấn mạnh, phần tách lời nói bằng các tiếng; mỗi tiếng bằng một ô vuông cũng không vấn đề gì. Để tránh tình trạng phụ huynh bức xúc; GS. cho rằng, các thầy cô nên hướng dẫn phụ huynh hiểu được mục đích của bài học.
Dù vậy, để đánh giá hiệu quả phương pháp này, theo GS.TS Thuyết cần có sự khảo sát cẩn thận.
Một số hình ảnh, video hài hước cư dân mạng và các bậc phụ huynh chia sẻ trên mạng xã hội:
Bài hát Vuông tròn tam giác vuông hài hước